Bệnh đốm trắng và cách phòng bệnh

Bệnh đốm trắng và cách phòng bệnh

Tác nhân gây bệnh
Virus gây hội chứng đốm trắng (White Spot Syndrome Virus – WSSV). Virus dạng hình trứng, kích thước 120 x 275 nm, có một đuôi phụ ở một đầu, kích thước 70 x 300 nm. Nhân có cấu trúc DNA dạng vòng với 2 chuỗi nucleotide và không có thể ẩn.
Dấu hiệu bệnh
Triệu chứng tôm có mới phát hiện có một vài đốm trắng sau 1 – 2 ngày đốm trắng trên nắp mang, giáp đầu ngực gia tăng nhanh chóng, kích thước 0,5-2,0 mm, sau đó lan sang đốt bụng thứ 5, thứ 6 và lan toàn thân. Cùng với đó, tôm hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn, bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ. Đôi khi tôm có dấu hiệu đỏ thân. Khi các đốm trắng xuất hiện sau 3-10 ngày tôm chết hầu hết trong ao nuôi (80 -90%), tỉ lệ chết cao và nhanh. Tôm không có giai đoạn cụ thể mắc bệnh, bất cứ giai đoạn nào cũng có thể nhiễm bệnh.
Mô bệnh học
Tôm sắp chết do WSSV có biểu hiện hủy hoại các mô trung bì và ngoại bì. Nhân của tế bào bị bệnh phình to và khi nhuộm màu với H&E sẽ nhìn thấy các thể vùi ở trung tâm bắt màu thuốc nhuộm kiềm từ nhạt đến sẫm được bao bởi chất nhiễm sắc. Những mô biểu hiện rõ nhất là mô ở lớp dưới cutin của dạ dày, giáp đầu ngực hoặc mô mang.
Kỹ thuật PCR
Hiện nay có thể chẩn đoánh nhanh bằng bộ test kit nhanh trong 15 phút có kết quả hoặc dùng phương pháp sinh học phân tử PCR (điện di PCR, pockit PCR hoặc Real time PCR) để cho ra kết quả chính xác và độ nhạy cao hơn. Đặc biệt PCR Reat time có thể phát hiện được tôm bệnh khi mới giai đoạn khởi phát (0.1%)
Phòng bệnh
Bệnh do Virus WSSV gây ra hoàn toàn không có thuốc đặc hiệu để trị.

Có thể tránh bị bằng một số phương pháp tổng hợp gọi chung là  “An toàn sinh học”
– Cải tạo ao nuôi tốt.
– Vệ sinh khu vực nuôi sạch sẽ.
– Con giống cần có nguồn gốc rõ ràng và đã được kiểm dịch.
– Hạn chế tối đa người ngoài vào khu vực ao nuôi.
– Sát khuẩn, vệ sinh dụng cụ và người nuôi khi đi từ khu vực ngoài vào ao nuôi.
– Ao có hệ thống che chắn ngăn chặn các vật chủ trung gian xâm nhập vào ao nuôi như chim, chó, mèo, chuột. Đặc biệt các loài giáp xác khác như cua ốc, tôm tích, còng ….
– Bổ sung khoáng đa – vi lượng cho tôm thường xuyên.
– Tạt vôi xung quanh ao trước và sau mỗi trận mưa.
– Do Virus WSSV có thể lây qua môi trường không khí và hơi nước nên đặc biệt chú ý các ao ở đầu gió nếu phát hiện có bệnh cần phải phong tỏa và che chắn hạn chế tối đa lây nhiễm qua không khí và hơi nước.

MT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *