Website của bạn sắp hết hạn, vui lòng nâng cấp để không bị gián đoạn trong quá trình sử dụng.

Nhu cầu khoáng chất của tôm thẻ chân trắng

Nhu cầu khoáng chất của tôm thẻ chân trắng

 

Nhu cầu khoáng chất trong nuôi  tôm chân trắng rất cao, tôm chân trắng có tốc độ tăng trưởng rất cao, và quá trình lột xác lớn lên của tôm diễn ra liên tục. Bên cạnh đó, mật độ nuôi cao cũng làm cho nhu cầu khoáng chất trong ao nuôi tôm trở nên bức thiết. Tôm chân trắng cũng được phát triển trên hệ thống ao nuôi tôm sú lâu năm, cho nên hàm lượng các muốn khoáng dinh dưỡng cũng cạn kiệt.

Tôm chỉ hấp thụ dễ dàng Canxi thông qua môi trường nước, nhiều loại khoáng chất khác như K, Mg không hoặc ít hiện diện trong môi trường nước ao nuôi tôm. Các khoáng chất vi lượng như As, Cr, Co, Cu, I, F, Fe, Mn, Mo, Ni, Se, S, Si, Sn, Zn và V cũng không sẵn có. Bên cạnh đó, tôm chân trắng có nhu cầu khoáng Mg rất cao, chính vì thế việc bổ sung khoáng chất vào ao nuôi tôm chân trắng định kỳ là rất cần thiết.

Nước ao nuôi có độ mặn càng cao thì hàm lượng khoáng hòa tan sẵn có càng cao và ngược lại. Nước ngầm hầu như không có sự hiện diện của khoáng chất, thay vào đó là sự hiện diện của kim loại nặng với hàm lượng cao.

Khoáng chất được bổ sung vào ao nuôi là loại khoáng có thể đảm bảo tôm nuôi hấp thu được vì phần lớn các khoáng chất (đa lượng và vi lượng) được tôm nuôi hấp thu rất hạn chế. Các dạng muối khoáng tinh thể, dễ hòa tan trong môi trường nước sẽ giúp tôm dễ hấp thu hơn. Tuy vậy, việc bổ sung khoáng chất cho tôm nên thực hiện bằng cách trộn cho ăn thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều thay vì đánh xuống nước.

Nhu cầu khoáng chất cũng khác nhau với mật độ nuôi khác nhau. Bên dưới là bảng ứng dụng khoáng chất trong ao nuôi tôm chân trắng với các mật độ nuôi khác nhau và độ mặn khác nhau.

Bảng ứng dụng đánh khoáng vào ao nuôi có độ mặn dưới 20

 

  Mật độ
(con/m2)
60 – 80 80 – 100 100 – 150 150 – 200
Tháng
1
Tần suất (ngày) 7 5 4 3
Liều dùng
(kg/1.000 m3)
1 1,5 1,5 2
Tháng
2
Tần suất (ngày) 6 4 3 3
Liều dùng
(kg/1.000 m3)
1,5 2 2 2
Tháng
3
Tần suất (ngày) 5 3 2 2
Liều dùng
(kg/1.000 m3)
1,5 2 2 2,5
Tháng
4
Tần suất (ngày) 4 3 2 2
Liều dùng
(kg/1.000 m3)
1,5 2 2,5 3

 

BỔ SUNG KHOÁNG CHẤT VÀO AO NUÔI VÀO THỜI ĐIỂM NÀO TRONG NGÀY?

Tốt nhất là nên bổ sung khoáng chất vào buổi chiều hoặc vào ban đêm lúc 10 – 12 giờ, vì tôm nuôi thường lột xác vào ban đêm. Khi tôm lột xác, nhu cầu oxy sẽ tăng cao gấp đôi và sau khi lột xác tôm sẽ bắt đầu hấp thu khoáng chất từ môi trường nước để tạo vỏ, quá trình hấp thu khoáng chất diễn ra mạnh vào giai đoạn 02 – 04 giờ sáng.

Chu trình lột xác và nhu cầu oxy, khoáng chất như bên dưới:
 

GIỜ pH QUÁ TRÌNH LỘT XÁC NHU CẦU OXY VÀ KHOÁNG CHẤT
16 giờ 8,7    
18 giờ 8,5 Chuẩn bị lột xác  
20 giờ 8,3 Bắt đầu lột xác Nhu cầu oxy tăng cao gấp 02 lần
22 giờ 8,0  
24 giờ 7,8  
02 giờ sáng 7,7   Hấp thu khoáng chất từ môi trường nước
04 giờ sáng 7,7 Bắt đầu cứng vỏ
06 giờ sáng 7,7    
08 giờ sáng 7,8    

Bài viết được thực hiện bởi: KS Phạm Thị Sinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *