CÔNG NGHỆ BIOFLOC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÔNG NGHỆ BIOFLOC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

VAI TRÒ CỦA BIOFLOC TRONG NUÔI TÔM

Biofloc trong ao nuôi tôm góp phần duy trì, cải thiện chất lượng nước và có thể được sử dụng như 1 nguồn dinh dưỡng cho.

– Các loại vi khuẩn trong biofloc (vi khuẩn dị dưỡng) có khả năng chuyển hóa vật chất hữu cơ thành sinh khối của chúng thường rất giàu đạm, do đó có thể làm thức ăn cho tôm.

– Biofloc có hàm lượng đạm khá cao chứa từ 25- 61% protein và là nguồn vitamin, khoáng cần thiết cho tôm, đặc biệt là phospho.

 

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BIOFLOC TRONG NUÔI TÔM

Hiện nay trên thế giới công nghệ biofloc được người nuôi tôm ứng dụng rất phổ biến do biofloc mang đến một số lợi ích như:

– Cải thiện chất lượng nước ao nuôi tôm qua việc loại bỏ một số khí độc như NH3, NO2 .

– Thúc đẩy tăng trưởng của tôm nhờ các thành phần dinh dưỡng của biofloc

– Gia tăng chất lượng thịt tôm, màu sắc.

– Giảm hệ số thức ăn (FCR)

– Sản phẩm tôm sạch.

– Không gây ô nhiễm môi trường.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ HÌNH THÀNH BIOFLOC

Trong hệ thống biofloc, yếu tố quan trọng trong kiểm soát NH3 là tỷ lệ C:N thêm vào thông qua thức ăn hay môi trường nước.

– Tỷ lệ C:N thêm vào khoảng 12 – 15:1 để kiểm soát hàm lượng NH3 thông qua các vi sinh vật dị dưỡng.

NGUYÊN LIỆU BỔ SUNG NGUỒN CACBON ĐỂ TẠO BIOFLOC

– Rỉ đường.

– Bột mì.

– Bột gạo.

– Bột đậu nành.

– Bột ngũ cốc.

– Cám gạo

 

NGHIÊN CỨU NUÔI CÁ NÂU (SCATOPHAGUS ARGUS) TRONG HỆ THỐNG BIOFLOC

Cá nâu là loài cá có giá trị kinh tế cao, thịt ngon và được thị trường ưa chuộng. Cá nâu sống ở biển, nước lợ và nước ngọt (sông và hồ), những nơi có đá ngầm, các hốc, rễ cây và chà. Phân bố nhiều ở những nơi có chế độ triều dao động thường xuyên, có giá thể và sống theo bầy đàn.

Cá nâu ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau như giun, giáp xác, côn trùng, các vật chất có nguồn gốc thực vật, tảo, … Cá nâu là loài cá ăn tạp thiên về thực vật, thức ăn của cá là tảo Enteromorpha, tảo Chaetomorpha, tảo silic, tảo Euglenophyta,… Cá nâu bột thể hiện sự lựa chọn thức ăn rõ, cá ăn chủ yếu là rotifer ở ngày tuổi thứ 3.

Cá nâu 3-15 ngày tuổi có khuynh hướng chọn lựa phiêu sinh động vật làm thức ăn và, 15-30 ngày tuổi có sự lựa chọn phiêu sinh thực vật làm thức ăn. Cá nâu trưởng thành có thành phần thức ăn trong dạ dày và ruột là mùn bã hữu cơ chiếm đến 97,8% và các loài tảo chiếm 2,25%

Cá nâu có thể nuôi đơn, có thể nuôi ghép với các loài thủy sản khác, nhất là trong mô hình tôm – rừng. Nuôi kết hợp với tôm sú nhằm cải thiện môi trường nước ao nuôi tôm. Cá có thể được dùng làm cá cảnh. Có thể nuôi vỗ thành thục tốt trong bể. Cá nâu đã cho sinh sản nhân tạo thành công và cá sử dụng tốt thức ăn công nghiệp.

Hạt floc là khối kết dính của các loại vi khuẩn, tảo, động vật nguyên sinh và một số sinh vật khác, các mảnh vỡ của các phân tử hữu cơ từ tế bào chết, floc là những hạt xốp, nhẹ có đường kính từ 0,1 đến vài mm. Protein do vi khuẩn tạo ra được đối tượng nuôi sử dụng để có thể chuyển đổi thành sinh khối của chúng. Thành phần sinh hóa của biofloc gồm 35-50% hàm lượng đạm, 0,6-12% chất béo và tro chiếm 21-32%. Biofloc là những khối gắn kết của vi khuẩn, tảo, protozoa, chất vẩn, mảnh vụn hữu cơ và nhiều vi sinh vật khác.

Công nghệ Biofloc là giải pháp giải quyết 2 vấn đề:

– Loại bỏ các chất dinh dưỡng chuyển hóa vào sinh khối vi khuẩn dị dưỡng xử lý nước ao nuôi.

– Sử dụng Biofloc làm thức ăn bổ sung tại chỗ cho đối tượng nuôi.

Biofloc làm giảm chi phí thức ăn và được coi là giải pháp để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp.

Bổ sung nguồn cacbon vi sinh vật sẽ hấp thụ nitơ từ chất thải của cá nuôi tạo nên sinh khối và hình thành nên các biofloc.

Sinh khối biofloc được cá sử dụng làm thức ăn tự nhiên, do vậy hiệu quả sử dụng dinh dưỡng được cải thiện.

Hệ thống nuôi theo Biofloc, dinh dưỡng được vi khuẩn dị dưỡng hấp thụ tạo nên sinh khối vi sinh vật và quay lại làm thức ăn cho cá.

Hệ thống nuôi theo Biofloc ít hoặc không thay nước nên chi phí thấp, tính an toàn sinh học cao do giảm thiểu khả năng lây nhiễm mầm bệnh từ nguồn nước cấp vào trong ao nuôi.

Hệ thống nuôi theo Biofloc thân thiện môi trường, an toàn sinh học và hiệu quả kinh tế cao

– Công nghệ Biofloc là một giải pháp công nghệ sinh học mới góp phần phát triển ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, an toàn sinh học và thân thiện với môi trường:

+ Loại bỏ ammonia tự do trong nước ao nuôi bằng cách chuyển hóa thành protein trong sinh khối vi khuẩn dị dưỡng trong các biofloc.

+ Động vật thủy sản nuôi sử dụng biofloc làm thức ăn, do vậy tỷ lệ chuyển hóa protein trong thức ăn được tăng lên.

+ Nâng cao mức độ an toàn sinh học, giảm rủi ro lây nhiễm bệnh do không hoặc ít phải thay nước.

Nuôi cá nâu trong hệ thống Biofloc tốt nhất bằng bón bổ sung rỉ đường với tỷ lệ C:N=15:1 và mật độ nuôi cá nâu là 40 con/m3

(Tài liệu chọn lọc từ đề tài của T.s Châu Tài Tảo và T.s Lý Văn Khánh – Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *